Gieo trồng Niễng

Củ niễng (Zizania latifolia) do nấm than gây ra.

Zizania latifolia từng được gieo trồng như một loại cây trồng trong khu vực châu Á. Sự thu hoạch mùa màng có thành công hay không phụ thuộc vào sự hiện diện của loài nấm than Ustilago esculenta. Hiện nay, người ta gieo trồng niễng để lấy phần thân phình to do bị nhiễm nấm than để làm rau ăn. Khi nấm nhiễm vào cây chủ nó làm cho thân niễng bị phì đại; các tế bào của nó gia tăng về kích thước và số lượng. Sự nhiễm nấm U. esculenta làm cho niễng không thể đâm bông kết hạt nên người ta nhân giống niễng nhờ sinh sản vô tính, bằng thân rễ. Các cây niễng mới bị nhiễm khuẩn có trong môi trường, nói chung là trong các khu trồng niễng[4]. Phần thân phình to trong tiếng Việt gọi là củ niễng, còn tại Trung Quốc gọi là cao duẩn (高笋, gao sun) hay kal-peh-soon[4][5] và giao bạch (茭白)[6]. Trong tiếng Nhật, nó được gọi là makomotake[7]. Đoạn thân phình to rộng tới 3 đến 4 xentimét (1,2 đến 1,6 in) và dài tới 20 xentimét (10 in)[8]. Loài cây này đã được trồng trong nhiều thế kỷ tại Trung Quốc[5], ít nhất là khoảng 400 năm[9]. Nó có mùi vị dễ chịu và mềm[10] và được dùng để ăn sống hay chế biến thành các món ăn. Nó trở nên giòn khi được chế biến thành món xào[11]. Mùa thu hoạch chính là cuối mùa thu, đầu mùa đông (tháng 9-11)[8].

Hạt niễng nấu thành cơm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Niễng http://books.google.com/books?id=Fo087ZxohA4C&lpg=... http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs00284-... http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs12284-... http://www.hort.purdue.edu/newcrop/proceedings1990... http://www.crec.ifas.ufl.edu/academics/faculty/chu... http://cat.inist.fr/?aModele=afficheN&cpsidt=25738... http://scialert.net/qredirect.php?doi=jbs.2004.246... http://www.actahort.org/books/841/841_87.htm //doi.org/10.1007%2Fs12284-009-9022-2 http://www.jstor.org/discover/10.2307/4254397?uid=...